- Dùng nồi niêu, muỗng nĩa từ kim loại không sét rỉ (inox) có thể bị dị ứng thực phẩm không ?
Không, thực ra là di ứng da, không phải dị ứng thực phẩm, nếu chúng ta nói dị ứng do Nickel gây ra !
Ngoài ra, trong các loại thực phẩm thông thường ( rau, ngũ cốc, ca
cao, hải sản …) đều có chứa một lượng kim loại nhất định, đặc biệt là
Nickel (Ca cao). Thành phần kim loại này không thay đổi khi nấu lâu
trong các loại nồi inox.
So sánh tỉ lệ thôi nhiễm từ các nồi niêu bằng thủy tinh và từ inox cho kết quả dùng nồi inox nấu hàm lượng Nickel trong thực phẩm không tăng so với nấu bằng nồi thủy tinh. Hàm lượng Nickel trong thực phẩm sau khi nấu cũng không thay đổi so với hàm lượng trong thực phẩm trước khi nấu.
Các nghiên cứu khác cho thấy nồi niêu mới tinh đôi khi thôi ra một
lượng Nickel , Chrome, hoặc sắt nhất định. Lý do là các bụi kim loại còn
bám trên bề mặt sau qui trình đánh bóng. Các nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng, đối với nồi mới, nên cho nước vào nấu sôi, rửa sạch sau đó mới xài.
Các kết quả của nhiều nghiên cứu được ghi rõ trong báo cáo của WHO về Nickel trong nước uống và thực phẩm.
- Dùng inox (thép không sét rỉ) có thể gây dị ứng da hay không ?
Phần nhiều các loại dị ứng đều do Nickel thuần chất gây ra, loại ở dạng tinh thể hoặc ở dạng xi mạ.
Trong các loại inox, Nickel không còn ở dạng trên mà được “cột” lại ở dạng hợp kim và không thể thôi nhiễm ra ngoài.
Sự trì trệ phản ứng dựa trên lớp bảo vệ được hình thành một cách tự
nhiên khi tiếp xúc với không khí. Lớp bảo vệ này kín đến mức có thể
ngăn chặn các chất kim loại thôi nhiễm vào môi trường chung quanh.
Chất lượng của inox cần phải đúng với ứng dụng, vì chúng có thể va
chạm với mồ hôi và trong đó tùy theo người có hàm lượng acid nhất định.
Khả năng bị dị ứng chỉ xảy ra đối với loại inox mà người ta có bổ xung
thêm Sulfur (dễ khoan, đục bào mài) . Loại inox này có khả năng chống
sét rỉ giới hạn, khi va chạm với acid trong mồ hôi. Loại này hiện nay
không còn được sử dụng cho những sản phẩm thường đụng chạm với da
người.
- Răng giả, xương giả bằng inox có hại cho sức khỏe không ?
Xương giả (chân tay giả) rất thường được làm từ inox và phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định tại các quốc gia như tại Âu Châu , Mỹ , Nhật.
Trong tài liệu, trên khắp thế giới có khoảng 250 trường hợp bị dị
ứng với hợp kim nickel được ghi nhận, liên quan đến những cộng thép inox
dùng trong răng hàm.
Phần nhiều chất liệu dùng làm răng là hợp kim Nickel-Chrome và
khả năng chống sét rỉ lệ thuộc vào thành phần Chrome. Nickel – Chrome
hợp kim dùng làm răng có chứa đến 70% Nickel. Trong quá trình sét rỉ,
thì thành phần Nickel không phải là yếu tố chính cho việc thôi nhiễm
nickel mà chrome mới là yếu tố quan trọng
Tổng thể chúng ta có thể tóm lại như sau:
- Kim lọai trì trệ phản ứng trong môi trường và thành phần của chúng không thể thôi nhiễm ra ngoài.
- Soit il y a corrossion du métal … kim loại bị sét rỉ , có nghĩa
là loại kim loại này không thích hợp cho ứng dụng và thành phần của
chúng thôi nhiễm ra môi trường theo đúng tỉ lệ như trong trạng thái rắn
!
Nickel (hoặc một hành phần nào đó) thôi nhiễm ra từ kim loại lệ
thuộc trực tiếp vào khả năng chống sét rỉ trong môi trường hiện tại (mồ
hôi, nước miếng) . Nếu không có sét rỉ , cũng không có sự thôi nhiễm.
Câu hỏi cụ thể không là kim loại có chứa nickel hay không mà là khả năng
chống sét rỉ của kim loại có thích hợp với môi trường sinh học và hóa
chất hay không !
Kim loại không rỉ đã được thử nghiệm rất nhiều bằng các phương pháp
In-Vitro và In-Vivo, trong việc làm xương gắn trong cơ thể và làm chân
giả.
Trong trường hợp này , câu hỏi đặt ra không phải là kim loại có
chứa nickel hay không mà là khả năng chống sét rỉ đã đạt trong môi
trường này hay chưa !
- Có loại kim loại không sét rỉ nào có đặc tính sát khuẩn hay không ?
Tất cả các thử nghiệm sản xuất chất liệu sát khuẩn như vải sát khuẩn để đưa ra thị trường đều thất bại. Các chuyên gia đều đồng ý với nhau rằng sát khuẩn riêng biệt rất khó , vì thường chất sát khuẩn diệt luôn từ các vi khuẩn gây bệnh đến các loại vi khuẩn hữu ích cho con người !
Rất nhiều các phát minh cho kim loại không sét rỉ có chức năng sát
khuẩn đã được đệ trình, nhưng chưa tìm được ứng dụng trong công nghiệp.
Các nhà sản xuất tại Âu Châu đã chống lại các phát minh này vì không
thích hợp với tiếng tăm của kim loại không sét rỉ hiện nay mà chúng đại
diện: “không ảnh hưởng đến sức khỏe và hợp vệ sinh”
- Chất liệu không xảy ra phản ứng khi dùng trong lãnh vực thực phẩm hoặc y khoa
- …. Chất liệu tiết ra loại hóa chất nhằm tiêu diệt những vi khuẩn độc hại … Và đây là mâu thuẫn rất khó chấp nhận.
Sự an toàn trong các lãnh vực này là chấp hành nghiêm chỉnh các
tiêu chuẩn vệ sinh (rửa ráy, sát trùng … ) Vì khả năng chống sét rỉ của
kim loại, chúng có thể chịu được rất nhiều chất tẩy rửa và sát trùng mà
không có phản ứng oxid hóa. Đó là điều chính yếu.
- Trong kim loại không sét rỉ (inox) có chứa Chrome hóa trị 6 ?
Chrome(VI) , Chrome (III) là các loại ion của Chrome, xuất hiện trong các hợp chất khoáng hoặc các hợp chất hữu cơ. Chúng thường được dùng xử lý bề mặt hoặc các chất sơn phủ. Hợp chất Chrome này khác hoàn toàn với loại Chrome là thành phần trong các loại inox.
- Loại kim loại không sét rỉ nào (inox) thích hợp trong lãnh vực thực phẩm ?
Inox rất thích hợp dùng trong lãnh vực thực phẩm. Sự chọn lựa loại
inox tùy thuộc vào loại thực phẩm và các qui định về vệ sinh. Trong lãnh
vực chế biến thực phẩm, tính chất gây sét rỉ của các loại thực phẩm rất
khác biệt ( sữa , mù tạt , thịt ướp muối ..) thêm vào đó là các chất
tẩy rửa có chứa chlor, chất kềm ..
Tại Âu Châu, hiện này vẫn chưa có qui định chung toàn Âu Châu cho
các chất liệu inox dùng trong ngành thực phẩm ( mỗi quốc gia mỗi khác)
Tại Pháp người ta đã cho ra quy định quốc gia vào năm 1976, trong
đó có các giới hạn cho thành phần hợp kim trong thép không rỉ (ít nhất
13% chrome , cao nhất 4% Molybdeum và đồng)
Tại Ý loại inox dùng trong thực phẩm phải đáp ứng được các thử
nghiệm với nhiều loại thực phẩm khác nhau như : nước, cồn, dầu olive ,
dấm …
Hầu như phần nhiều các loại ionx đều đáp ứng được thử nghiệm trên
- Trong inox có chứa các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân hoặc cadmium?
Không! Inox có một tiêu chuẩn nhất định và trong tiêu chuẩn này có ghi rõ loại và thành phần hợp kim trong inox (Chrome, Nickel , Manganese, Molybdeum .. ) Kim loại không sét rỉ (inox) hoàn toàn không có chứa các kim loại như chì, thủy ngân hoặc cadmium !
- Inox có thể tái sử dụng được không ?
Inox có thể dùng để chế biến lại rất nhiều lần mà không sợ bị giảm chất lượng !